Có gì mới?

Đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích không cần chuyển đổi: Có đúng không?

X

Xoanvpccnh165

Thông tin “đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích không cần chuyển đổi” là đúng nhưng cần hiểu rõ phạm vi áp dụng theo Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/8/2024).

>>> Xem thêm: Hợp đồng chia tách nhà đất có bắt buộc phải công chứng không?

1. Đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích không cần chuyển đổi
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024 thì đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu thì không cần chuyển đổi.


Đồng thời, việc sử dụng đất nông nghiệp kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2024.

- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;

- Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

- Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Tuân thủ pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc kết hợp sử dụng đất cho nhiều mục đích cùng lúc không chỉ mở rộng khả năng khai thác tài nguyên đất mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững.

2. Tỷ lệ diện tích được phép sử dụng đa mục đích

Theo khoản 2 Điều 99 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, phạm vi, điều kiện sử dụng đất kết hợp đa mục đích được quy định như sau:

- Sử dụng đất vào mục đích kết hợp không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 121 Luật Đất đai 2024;

- Diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% diện tích đất sử dụng vào mục đích chính;

- Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp để sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải có quy mô, tính chất phù hợp, dễ dàng tháo dỡ. Diện tích đất xây dựng công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp trên đất trồng lúa, đất lâm nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa và pháp luật về lâm nghiệp. Đất có mặt nước không được san lấp làm thay đổi dòng chảy, diện tích bề mặt nước, chiều sâu tầng nước;

- Việc xây dựng, cải tạo công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

- Thời gian sử dụng đất vào mục đích kết hợp không vượt quá thời hạn sử dụng đất còn lại của mục đích chính.

Như vậy việc sử dụng đất đa mục đích còn bị giới hạn về tỷ lệ diện tích. Cụ thể diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% diện tích đất sử dụng vào mục đích chính.

VD: Nếu bạn có 1000m2 đất trồng cây lâu năm thì phần diện tích sử dụng để làm thương mại, dịch vụ, chăn nuôi (khu trải nghiệm, nhà đón khách,...) không được vượt quá 500m2, phần còn lại vẫn phải duy trì mục đích trồng cây theo quy định, đảm bảo đất đai vẫn phục vụ đúng vai trò sản xuất là chính.

>>> Xem thêm: Những Yếu Tố Ảnh Hưởng: Hợp Đồng Cho Tặng Có Thay Đổi Được Không?

3. Cách lập phương án sử dụng đất và thủ tục đăng ký hợp pháp

Theo khoản 4 Điều 99 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:

- Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP; phương án sử dụng đất kết hợp; giấy chứng nhận đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024;


- Cá nhân có nhu cầu sử dụng đất kết hợp đa mục đích nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng đất kết hợp đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, chấp thuận phương án sử dụng đất kết hợp. Thời gian thực hiện việc thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

- Tổ chức có nhu cầu sử dụng đất kết hợp đa mục đích nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng đất kết hợp đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh.

Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, chấp thuận phương án sử dụng đất kết hợp. Thời gian thực hiện việc thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

>>> Xem thêm: Thời Gian Làm Việc Trung Bình Tại Văn Phòng Công Chứng Là Bao Lâu?

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích không cần chuyển đổi: Có đúng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Bên trên